Cuốn sách là giáo trình biên khảo có tính kinh điển của René Latourelle năm 1963 là đóng góp chính yếu đầu tiên của Công giáo về những vấn nạn thần học, và cho tới hôm nay đó vẫn là một trong những biên khảo hay nhật. Dù không tránh được sự giả định, phương pháp của nó vẫn nổi bật tính lịch sử và sát với tín lý. Biên khảo này là một tóm lược rất khéo léo giáo huấn chính thức Công giáo về mạc khải cho tới Công đồng Vat. II (1962-1965) – sau này được phân tích trong bản hiệu đính và được dịch sang Anh ngữ năm 1966.
Lời tựa
Quyển sách này có lai lịch hình thành trên 20 Q₁ năm. Từ năm 1960 hầu như năm nào tôi cũng phụ trách các courses mạc khải. Trong những năm đầu, nhằm xây dựng khả tính của mạc khải và trình bày sự kiện mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, tôi đã dạy một course chủ yếu có tính minh giáo. Nhưng khi tiếp tục dạy môn này, tôi càng quan tâm nhiều hơn tới những vấn nạn thần học: Mạc khải là gì? Nó được truyền đạt như thế nào? Những vấn nạn này vốn chỉ được đề cập thoáng qua trong các luận đề kinh viện chuẩn mực.
Giáo trình biên khảo có tính kinh điển của René Latourelle năm 1963 là đóng góp chính yếu đầu tiên của Công giáo về những vấn nạn thần học nói trên, và cho tới hôm nay đó vẫn là một trong những biên khảo hay nhất. Dù không tránh được sự giả định, phương pháp của nó vẫn nổi bật tính lịch sử và sát với tín lý. Biên khảo này là một tóm lược rất khéo léo giáo huấn trong bản chính thức Công giáo về mạc khải cho tới Công đồng Vat.II (1962-1965) – sau này được phân tích hiệu đính và được dịch sang Anh ngữ năm 1966,
Khi giảng dạy và thuyết trình về mạc khải, tôi cảm thấy càng ngày càng băn khoăn về vấn đề phương pháp. Luận để có tính minh giáo thì giả thiết rằng sự tồn tại và bản tính của mạc khải là cái gì người ta đã biết rồi: luận đề ấy chỉ nhằm khuất phục những kẻ chưa khuất phục. Luận đề tín lý thì giả thiết rằng người ta có thể hiểu biết đầy đủ bản tính của mạc khải bằng cách chấp nhận giáo huấn chính thức của Giáo hội. Nhưng vẫn còn đó những vấn nạn: Bằng cách nào mà Giáo hội tìm thấy được bản chất của mạc khải? Làm sao người ta có thể hiểu biết những điều về mạc khải mà Giáo hội không lên tiếng? Đâu là mối liên hệ giữa những tuyên bố của Giáo hội về mạc khải và chính mac khải?
Những vấn nạn ấy đặt ra thì dễ mà trả lời thật khó. Muốn có một khảo cứu tương đối có giá trị thì người ta phải có một phương pháp. Phương pháp của thần học nói chung là đưa ra một giáo huấn mạc khải và dùng mạc khải làm chuẩn mực. Nhưng dùng một giáo huấn mạc khải để khảo cứu mạc khải thì chẳng khác nào cột trước câu trả lời cho chính vấn nạn mà người ta đang nêu ra. Vì thế, phương pháp chuẩn mực của thần học xem ra không thể vận dụng được.