ĐỌC TIN MỪNG CHÚA NHẬT THEO LECTIO DIVINA. Năm C | |
Phụ đề: | NĂM C: LU-CA |
Tác giả: | Nhóm phiên dịch các GKPV |
Ký hiệu tác giả: |
NHOM |
DDC: | 242.53 - Cầu nguyện, suy gẫm dựa trên Tân ước |
Ngôn ngữ: | Việt |
Tập - số: | Năm C |
Số cuốn: | 1 |
Từ khóa: | Suy niệm Tin Mừng, Tin Mừng Chúa nhật, Năm C, Chia sẻ Tin Mừng, Gợi ý suy niệm, Chúa nhật năm C, Đọc Tin Mừng Chúa Nhật, Cầu nguyện, Lectio Divina, Tin mừng Luca |
Hiện trạng các bản sách
|
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng tôi hân hạnh cho ra mắt độc giả cuốn Đọc Tin Mừng Chúa nhật theo Lectio divina – Năm C : Lu-ca do Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ thực hiện.
Lectio divina là một từ ngữ La-tinh có lẽ còn xa lạ đối với nhiều người trong chúng ta. Lectio là “việc đọc, bài đọc, cách đọc”, divina là “thuộc về Thiên Chúa”. Lectio divina là “việc đọc, bài đọc hoặc cách đọc Lời Thiên Chúa”. Ở đây hiểu là một cách, một phương pháp đọc Kinh Thánh, như sẽ được giới thiệu trong phần Nhập đề tiếp theo. Lectio divina đã có từ thời xa xưa trong Giáo Hội, nhưng trong những năm gần đây được Giáo Hội nhiều lần nhắc tới và khuyến khích.
Huấn thị Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội của Uỷ Ban Kinh Thánh Giáo Hoàng (15-04-1993) viết : “Lectio divina là đọc, từng cá nhân hoặc trong cộng đồng, một đoạn Kinh Thánh dài hay ngắn được đón nhận như Lời Thiên Chúa ; việc đọc này, do ơn Thánh Thần thúc đẩy, triển khai thành suy gẫm, cầu nguyện và suy niệm” (IV, c 2).
Tiếp đó, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II viết trong Tông thư Bước vào thiên niên kỷ mới công bố ngày 06-01-2001 : “Cách đặc biệt, việc lắng nghe Lời Chúa cần phải trở nên một cuộc gặp gỡ đầy sức sống, theo truyền thống xa xưa nhưng vẫn còn hiện tại của lectio divina, cho ta rút ra từ bản văn Kinh Thánh một lời sống động chất vấn, hướng dẫn và đào luyện cuộc sống” (số 39).
Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô XVI đã nói trong bài Diễn văn ngày 16 09-2005 trước Hội Nghị Quốc Tế họp tại Rô-ma về Kinh Thánh trong đời sống Giáo Hội : “Tôi muốn đặc biệt nhắc lại và giới thiệu truyền thống lectio divina xa xưa : việc siêng năng đọc Kinh Thánh, có cầu nguyện kèm theo, thực hiện cuộc trò chuyện thân tình với Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta nghe nói khi đọc, và chúng ta đáp lại khi cầu nguyện với một tâm hồn cởi mở và tín nhiệm. Cách thực hành này, nếu phát triển hữu hiệu, sẽ đem lại cho Giáo Hội một mùa xuân thiêng liêng mới – tôi xác tín như vậy. Vậy việc mục vụ Kinh Thánh phải đặc biệt nhấn mạnh đến lectio divina và khuyến khích, nhờ dùng những phương pháp mới đã được nghiên cứu kỹ càng và hoàn toàn thích hợp cho thời đại chúng ta. Chúng ta không bao giờ được quên rằng :
Lời Chúa là ngọn đèn soi cho ta bước, là ánh sáng chỉ đường ta đi (x. Tv 118,105).”
Gần đây nhất, Thượng Hội Đồng Giám Mục khoá XII về đề tài La Thiên Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, trong Sứ điệp kết thúc gửi Cộng Đồng Dân Chúa ngày 24-10-2008, đã nói về lectio divina như sau (số 9) :
“Ngoài Các Giờ Kinh Phụng Vụ và các buổi cử hành cộng đồng Lời Chúa, truyền thống còn thực hành lectio divina, tức là việc đọc và cầu nguyện trong Chúa Thánh Thần, có khả năng mở ra cho người tín hữu kho tàng Lời Thiên Chúa, và do đó đưa họ đến gặp Đức Ki-tô, Lời hằng sống của Thiên Chúa.
– Lectio divina bắt đầu bằng việc đọc (lectio) đoạn Kinh Thánh, gợi lên một câu hỏi nhằm hiểu biết chính xác nội dung đích thực của đoạn văn : đoạn văn này tự mình nói lên điều gì ?
– Sau đó là suy niệm (meditatio) đặt câu hỏi : đoạn Kinh Thánh nói gì với chúng ta ?
– Tiếp đến là cầu nguyện (oratio) đưa ra một câu hỏi khác : đáp lại Lời
Chúa, chúng ta nói gì với Chúa ?
- Sau cùng là chiêm niệm (contemplatio) trong đó, để phán đoán về thực tại, chúng ta nhìn bằng chính cái nhìn của Thiên Chúa như một hồng ân Chúa ban, và chúng ta tự hỏi : Chúa yêu cầu chúng ta hoán cải trí, lòng và cuộc sống thế nào ?
09 Trước mặt người ‘đọc - cầu nguyện Lời Thiên Chúa có tấm gương lý tưởng là Đức Ma-ri-a, Mẹ Chúa, Mẹ hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng′ (Lc 2,19), nghĩa là, theo bản Hy-lạp, tìm ra cái đầu mối nối kết trong kế hoạch sâu thẳm của Thiên Chúa những biến cố, hành vi và sự việc xem ra rời rạc. Cũng có thể nêu lên cho người tín hữu đọc Kinh Thánh thái độ của cổ Ma-ri-a, em cô Mác-ta, cứ ngồi bên chân Chúa mà lắng nghe Lời Người, không để cho các lo lắng bận rộn bên ngoài thu hút trọn tâm hồn, đến nỗi chiếm ngay cả không gian dành cho phần tốt hơn là phần không được phép lấy đi khỏi chúng ta (x. Lc 10,38-42)".
Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ