GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM. NIÊN GIÁM 2004
Tác giả: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Ký hiệu tác giả: HOI-VN
DDC: 275.9703 - Từ điển, tra cứu, niên giám
Ngôn ngữ: Việt
Số cuốn: 2
Từ khóa: Niên giám, Danh mục, Giáo hội Việt Nam, Niên Giám Công giáo, Giáo hội Công giáo Việt Nam, 2004,

Hiện trạng các bản sách

Mã số: 110LT0000559
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Năm xuất bản: 2004
Khổ sách: 24
Số trang: 960
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 110LT0001560
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Năm xuất bản: 2004
Khổ sách: 24
Số trang: 960
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
» Thêm vào danh sách tác phẩm yêu thích

Lời giới thiệu của Nhà Xuất bản Tôn giáo,

“Giáo hội Công giáo Việt Nam Niên Giám 2004” của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến tay bạn đọc.

Đây là một tài liệu tổng hợp toàn diện về Giáo hội Công giáo tại Việt Nam tính đến hết năm 2003. Cuốn sách chẳng những giúp bạn đọc hiểu biết hiện tình Công giáo tại Việt Nam ngày nay mà còn giúp hiểu biết về thực trạng Công giáo Việt Nam từ ngày truyền giáo, trải qua các thời kỳ lịch sử đến cận đại và hiện đại, tuy nó không phải là một cuốn sách lịch sử của Công giáo Việt Nam. Ngoài những thông tin tư liệu về Công giáo trong nước, bạn đọc có thể tham khảo được nhiều tư liệu về các cộng đồng Công giáo Việt Nam ở nước ngoài. Để giúp bạn đọc hiểu biết về Công giáo và vị trí của Công giáo Việt Nam, cuốn sách còn dành một phần giới thiệu cách khái quát về lịch sử hình thành đạo Công giáo toàn cầu, bộ máy tổ chức của Giáo triều Vatican và hệ thống tổ chức Công giáo thế giới mà Giáo hội Công giáo Việt Nam là một bộ phận. Phải nói, “Giáo hội Công giáo Việt Nam Niên Giám 2004” là một bức tranh toàn cảnh về đạo Công giáo Việt Nam được đặt trên phông nền lịch sử Giáo Hội – đó là một cố gắng lớn của Ban Biên soạn thuộc Văn phòng Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam nhằm giới thiệu dung mạo của Giáo hội mình với bạn đọc trong và ngoài nước.

Tuy gọi là sách Niên Giám nhưng các tư liệu trình bày có tính lịch sử được các tác giả trong Giáo hội viết lại, dĩ nhiên theo nhãn quan Kitô giáo. Những sự kiện lịch sử, những diễn biến thời cuộc trong xã hội tác động trực tiếp đến tôn giáo đôi khi không thuận chiều với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, các tác giả chỉ mới dừng lại ở mức điểm lại sự kiện cũng là điều dễ hiểu. Dù vậy, Giáo hội Công giáo cùng nằm trong cộng đồng dân tộc, gắn bó với vận mệnh của đất nước, mọi đổi thay đi lên của xã hội Việt Nam ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí của Giáo hội Việt Nam đối với Giáo hội Công giáo thế giới cũng đã được các tác giả đánh giá đúng mức với lòng tự hào dân tộc.