VẤN ĐỀ VỀ THIÊN CHÚA
Tác giả: NGUYỄN KHẮC DƯƠNG
Ký hiệu tác giả: NG-D
DDC: 212 - SỰ HIỆN HỮU, KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT, CÁC THUỘC TÍNH CỦA THƯỢNG ĐẾ
Ngôn ngữ: Việt
Số cuốn: 2
Từ khóa: Triết học tôn giáo, Thuyết vô thần, Thần học tự nhiên, Tôn giáo, Lý trí, Vũ trụ, Hữu thể luận

Hiện trạng các bản sách

Mã số: 110LT0000455
Nhà xuất bản: Không rõ
Khổ sách: 21
Số trang: 42
Kho sách: Kho B
Tình trạng: Đang mượn
Mã số: 110LT0000456
Nhà xuất bản: Không rõ
Khổ sách: 21
Số trang: 42
Kho sách: Kho B
Tình trạng: Hiện có
» Thêm vào danh sách tác phẩm yêu thích

THIÊN CHÚA

Trước vấn đề Thiên Chúa, thường có hai thái độ cực hữu và cực tả. Cực hữu là quan niệm Thiên Chúa của Abram, của Isaac...có ngã vị. Cực tả như Épicure, Democrite hay thái độ của chủa nghĩa Mac-xít chủ trương vô thần. Nhưng trước hết “thần” là gì? Nếu hiểu thần là thần tính (caractère divin) thì ngay cả vô thần cũng chấp nhận điều đó. Và do đó phiếm thần cũng có thể coi là hữu thần có thể gọi là phiếm linh. Tôi có xu hướng xếp phiếm thần vào vô thần. Phật giáo cũng là vô thần nếu hiểu thần theo nghĩa Ki-tô giáo. Chúng ta thử xem qua một sốt triết thuyết trong lịch sử.

1. Stoicisme: khó biết là hữu thần hay vô thần, có lẽ là phiếm thần. Vũ trụ có thần tính là Logos tức là cái thiên lý có tính thiêng liêng nhưng không rõ là có ngôi vị. Thiên lý một phần giống như quy luật, lại có phần giống như ông Trời trong Nho giáo.

2. Thần thoại Hy-lạp: Jupiter là chúa tể càn khôn nhưng không phải là Đấng Tạo Hóa. Theo Voltaire đã có đồng hồ thì phải có thơ đồng nhưng ông cũng quan niệm như những người của thời kỳ đó về một thượng đế của lý trí (Dieu de la raison) tức Vô ngã và giống như thiên lý vậy.