GIẢI THÍCH GIÁO LUẬT
Phụ đề: Tập 5: TÀI SẢN - CHẾ TÀI - TỐ TỤNG
Tác giả: PHAN TẤN THÀNH O.P
Ký hiệu tác giả: PH-T
DDC: 262.946 - Học hỏi Bộ giáo luật 1983
Ngôn ngữ: Việt
Tập - số: 5
Số cuốn: 2

Hiện trạng các bản sách

Mã số: 110LT0000444
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Năm xuất bản: 2017
Khổ sách: 21
Số trang: 400
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 110LT0001719
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Năm xuất bản: 2017
Khổ sách: 21
Số trang: 400
Kho sách: Kho B
Tình trạng: Hiện có
» Thêm vào danh sách tác phẩm yêu thích

NHẬP ĐỀ

Bộ giáo luật 1917 bàn về tài sản của Giáo hội trong quyển thứ ba (De rebus) chung với các bí tích và quyền giáo huấn. Bộ luật hiện hành đã xếp đặt lại cách khác: hai quyển Ba và Bốn được dành cho nhiệm vụ giảng dạy (trong đó có quyền giáo huấn) và nhiệm vụ thánh hóa (bao gồm các bí tích) của Giáo hội; còn quyển Năm được dành cho tài sản.

I. TỰA ĐỀ:

"DE BONIS ECCLESIAE TEMPORALIBUS"

Nếu muốn dịch sát thì phải nói là “những của cải trần tục của Hội thánh”. Thực vậy, trong văn chương Kitô giáo, tĩnh từ temporale thường được dùng để đối chọi với spirituale. “Temporale” (gốc bởi danh từ tempus: thời gian) nói lên tính cách phù vân tạm bợ bởi vì gắn liền với thế trần vật chất; đang khi mà “spirituale” (bởi spiritus: tinh thần, thiêng liêng) thì có tính cách trường cửu bất diệt. Nói một cách cụ thể hơn, các “của cải thiêng liêng” là: Lời Chúa, ơn thánh, bí tích...; còn các “của cải trần tục” là những tài sản vật chất, có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, đó chỉ là một sự phân biệt các của cải dựa theo tiêu chuẩn...