GIẢI THÍCH GIÁO LUẬT
Phụ đề: Tập 4: NHIỆM VỤ GIẢNG DẠY VÀ THÁNH HÓA CỦA GIÁO HỘI
Tác giả: PHAN TẤN THÀNH O.P
Ký hiệu tác giả: PH-T
DDC: 262.946 - Học hỏi Bộ giáo luật 1983
Ngôn ngữ: Việt
Tập - số: 4
Số cuốn: 2

Hiện trạng các bản sách

Mã số: 110LT0000443
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Năm xuất bản: 2017
Khổ sách: 21
Số trang: 545
Kho sách: Kho B
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 110LT0001718
Nhà xuất bản: Tôn Giáo
Năm xuất bản: 2017
Khổ sách: 21
Số trang: 545
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
» Thêm vào danh sách tác phẩm yêu thích

NHẬP ĐỀ

Tựa đề của quyển Ba là “Nhiệm vụ giảng dạy của Giáo hội” (De Ecclesiae munere docendi). So sánh với bộ luật cũ, ta nhận thấy có sự khác biệt quan trọng, bởi vì bộ luật 1917 không dành ra một quyển riêng cho sứ vụ giảng dạy. Vấn đề này được bàn trong phần thứ bốn của quyển III dưới tựa đề “Huấn quyền của Giáo hội” (De magisterio ecclesiastico), gồm có 5 tiết: 1) Việc rao giảng lời Chúa (de divini verbi praedicatione) - 2) Các chủng viện (de seminariis) - 3) Các trường học (de scholis) - 4) Việc kiểm duyệt sách báo và các sách cấm (de praevia censura librorum eorumque prohibitione) - 5) Việc tuyên xưng đức tin (de fidei professione). Cũng nên biết là những tiết mục vừa kể được xếp sau phần nói về các yua ke du Bí tích và phụng tự. Do đó, đừng kể những thay đổi không nhỏ về nội dung, chỉ nguyên vị trí và tựa đề của quyển Ba của bộ luật hiện hành đã đáng cho chúng ta lưu ý rồi.

1/ Xét về vị trí, nó được xếp trước quyển Bốn, về sứ mạng thánh hóa. Đây là một thay đổi lớn về đường hướng mục vụ của Giáo hội tiếp theo công đồng Vaticanô II. Đành rằng phụng vụ và bí tích là nguồn mạch và tột đỉnh của tất cả mọi hoạt động của Giáo hội, nhưng Giáo hội không thể cử hành bí tích nếu trước đó không có rao giảng để khơi dậy........