TRIẾT HỌC NHẬP MÔN
Tác giả: TRẦN THÁI ĐỈNH
Ký hiệu tác giả: TR-D
DDC: 101 - LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ TRIẾT HỌC
Ngôn ngữ: Việt
Số cuốn: 3

Hiện trạng các bản sách

Mã số: 110LT0000412
Nhà xuất bản: Không rõ
Khổ sách: 21
Số trang: 204
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 110LT0000413
Nhà xuất bản: Không rõ
Khổ sách: 21
Số trang: 204
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 110LT0000414
Nhà xuất bản: Không rõ
Khổ sách: 21
Số trang: 204
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
» Thêm vào danh sách tác phẩm yêu thích

Lời nói đầu

Triết-học nhập-môn là một thiên người ta có thè đề cập tới hoặc trước khi bước chân vào chương trình triết-học, hoặc sau khi đã học gần hết chương trình đó : đối với những người trước, Triết-học nhập môn sẽ là người huynh trưởng chỉ bảo cho biết chủ đích và tinh thần triết-học, cùng là những vấn - đề chánh-yếu sẽ được đem ra học hỏi trong suốt thời kỳ học tập, đối với những người sau, Triết-học Nhập môn giúp họ có một cái nhìn tồng-quát và những phút sụy-nghĩ khả dĩ đào sâu những vấn-đề họ đã học qua, nhưng khi đó hoặc chưa đủ khả năng đề nhận định rõ-ràng những tương-quan mật-thiết, hoặc chưa học hết chương trình về những phần trọng yếu, cho nên chưa thề nói đến truyện có cái nhìn tổng quát được.

Cái nhìn tồng-quát đó chính là cái nhìn của triết gia. Cái nhìn của nhà bác học là cái nhìn tỉ-mỉ, và càng chuyên-môn thì cái nhìn càng bị giới hạn bởi những thành phần vi ti. Trái lại ngay tự khởi thủy, và cho tới ngày nay, đặc-tính của cái nhìn triết học là tồng-quát : triết-gia muốn tìm ra Căn-nguyên của vũ trụ vạn-vật. Trong lịch sử triết-học, Căn nguyên đó đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau: đó là nước của Thales, Vô-định (Apeiron) của Anaximandre. Hữu-thề (l'Etre) của Parmenide, Đệ-nhất Nguyên nhân của Aristote, Thiên-Chúa của Thánh Thomas và Tuyệt-đổi-thề của các triết-gia cận-đại và hiện-đại.