LÝ LUẬN
Tác giả: LM. LAURENSO BÙI CÔNG HUY, OP
Ký hiệu tác giả: BU-H
DDC: 160 - LUẬN LÝ HỌC (LOGIC HỌC)
Ngôn ngữ: Việt
Số cuốn: 3

Hiện trạng các bản sách

Mã số: 110LT0000409
Nhà xuất bản: Không rõ
Khổ sách: 21
Số trang: 193
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 110LT0000410
Nhà xuất bản: Không rõ
Khổ sách: 21
Số trang: 193
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 110LT0000411
Nhà xuất bản: Không rõ
Khổ sách: 21
Số trang: 193
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
» Thêm vào danh sách tác phẩm yêu thích

Lời dẫn

Hiển nhiên, chẳng cần học lý luận con người cũng có thể lý luận đúng. Theo Aristote, mọi khả năng (facultés) của con người vốn hoạt động rất tốt. Sai lầm, dù thường xảy ra, chẳng qua chỉ là sự cố, vì nó trái với tự nhiên. Không thể giả thiết bản tính con người vốn lầm lạc hoặc các khả năng của con người hoạt động tồi tệ.

Thực ra, khả năng lý luận tự nhiên vốn có trước mọi văn hóa, mà thường được gọi là lương tri bẩm sinh (bon sens inné). Lương tri này vốn khá đủ cho cuộc sống, thậm chí còn đủ để phát triển các khoa học, bởi vì không nhà khoa học nào lại chẳng khởi đầu nghiên cứu mà không sử dụng khả năng lý luận. Thậm chí còn tự hào về khả năng hoạt động thật tốt của lý trí.

Tuy nhiên, triết gia lại muốn lý luận đủ thứ, thậm chí còn lý luận về chính khả năng của lý trí. Vì thế, để có thể nhận thức sâu sa hơn, con người không thỏa mãn với khả năng tự phát của tinh thần và của lý luận tự nhiên, mà lại muốn triển khai một lý luận phản tỉnh và mang tính khoa học để bảo đảm tính chính xác nhất của hoạt động trí tuệ. Trái với luận lý tự nhiên và lý luận tự phát, đó là lý luận phản tỉnh, đúng hơn, phải gọi là lý luận nhân tạo. Danh xưng này người ta vẫn thường sử dụng trong những khảo luận cổ xưa. Những lối nói này xem ra không phù hợp với ngôn ngữ hiện đại, nên người ta thích sử dụng từ ngữ lý luận học hơn