LỊCH SỬ TRIẾT HỌC THỜI KỲ TRUNG CỔ | |
Tác giả: | KHÔNG RÕ |
Ký hiệu tác giả: |
KH-R |
DDC: | 109 - LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Từ sau Công đồng Vaticanô II, Kinh Thánh đã tìm lại được vị trí quan trọng trong Giáo Hội Công Giáo. Thật ra, Giáo Hội luôn khẳng định Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa và không ngừng rao giảng Lời ấy trong các cử hành Phụng vụ. Tuy nhiên, để phản ứng lại khuynh hướng của Tin Lành là chỉ dựa vào Kinh Thánh mà thôi, Giáo hội đã làm cho Kinh Thánh ngày càng trở thành một bộ sách xa lạ với số đông người Công Giáo. Lâu nay Giáo Hội luôn mời gọi các tín hữu đọc Kinh Thánh, vì đó là một cách làm cho Lời Chúa nghe trong Phụng vụ tiếp tục ăn sâu vào đời sống hằng ngày'.
I. Tên gọi & Nội dung
Tiếng Việt gọi là “Kinh Thánh” hay “Thánh Kinh”, “Sách Thánh”, Sách Giao ước, “Cựu và Tân ước”, Sấm Truyền. Tiếng Anh gọi là "The Holy Scripture", "The Scriptures", "The Old and New Testaments”, “The Bible”. Bible do tiếng La-tinh Biblia. Biblia do từ Hy-lạp ta biblia, nghĩa là “những quyển sách”: danh từ Hy-lạp giống trung số nhiều đã trở thành danh từ giống cái, số ít trong tiếng La-tinh: Kinh Thánh là Quyển Sách (viết hoa) = Quyển Sách thượng đẳng.
Như vậy, Kinh Thánh vừa là nhiều vừa là một quyển sách. Là nhiều quyển Sách: vì nhìn theo phương diện loài người, đây là một tuyển tập các tác phẩm trải dài tới khoảng 20 thế kỷ: từ lúc hình thành bộ Ngũ Thư tới quyển cuối cùng là sách Khải Huyền. Đây là cả một nền văn chương (một “thư viện”) của dân Ít-ra-en. Kinh Thánh cũng là một quyển Sách: vì Kinh Thánh là một tuyển tập các tác phẩm được Thiên Chúa “linh hứng”, một công trình có Thiên Chúa là Tác Giả duy nhất.
' Cha Phan Long, Dẫn nhập Cựu ước, các khái niệm cơ bản.
3