THẦN HỌC MỤC VỤ | |
Tác giả: | LM. PHỂ-RÔ MAI VĂN VỌNG |
Ký hiệu tác giả: |
MA-V |
DDC: | 253 - THẦN HỌC MỤC VỤ |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 3 |
Từ khóa: | Thần học, Mục vụ, Khái niệm, bản chất, Phương pháp, Vai trò, Thừa tác viên Mục vụ, Thừa tác vụ, Mục vụ tư vấn, Mục vụ người nghèo, Bệnh nhân, |
Hiện trạng các bản sách
|
|
|
DẪN NHẬP
Hiện tại vẫn còn có nhiều người đặt vấn đề rằng: Tất cả các môn học trong Hội Thánh đều hưởng tới công việc mục vụ, vậy cần gì phải có một môn học mục vụ riêng biệt? Nếu thực sự cần phải có môn học này, phải chăng nó sẽ thay thế cho tất cả các môn học khác?
Đây có lẽ cũng là thắc mắc của mỗi người chúng ta, và theo mức độ nào đó, thắc mắc này là lý do dẫn đến sự hiện hữu của môn học mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở dây. Trước hết, chúng ta phải nói ngay rằng: tất cả các công việc phục vụ trong Hội Thánh đều là công việc mục vụ. Từ thời Hội Thánh sơ khai, các tín hữu vẫn thực hành công tác mục vụ, đồng thời nghiên cứu và tìm cách áp dụng các phương thể sao cho công tác mục vụ đạt được hiệu quả, chứ không nghĩ tới chuyện phải có một môn học mục vụ riêng biệt. Mãi tới cuối thế kỷ XVIII, môn thần học Mục vụ (pastoral theology) mới dần thành hình và được du nhập vào các chủng viện. Tuy nhiên, nội dung của môn học này lại cũng chỉ mang tính cách thực dụng, nhằm đào tạo các linh mục coi xử thành thạo trong việc coi sóc các linh hồn mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì người ta coi mục vụ như phạm vi riêng biệt dành cho các mục tử (Giám mục và linh mục – giáo dân chỉ việc pray, pay and obey); như chuyện biến báo thực dụng (các linh mục tùy hứng nghĩ ra những cách áp dụng nào đó để có tiền xây dựng nhà thờ, nhà giáo lý... - mục vụ xin tiền... chứ không theo nguyên tắc đức tin và học thuyết); hay như một ngành của thần học đứng độc lập với các ngành khác.
Ngày nay, khi nói tới mục vụ. người ta nghĩ tới toàn thế hoạt động của Hội Thánh với các thừa tác viên có hay không có chức thánh; tới chỗ áp dụng những phương pháp