THIÊN CHÚA CỨU ĐỘ
Phụ đề: LỊCH SỬ TÍN ĐIỀU
Tác giả: BERNARD SESBOUE, JOSEPH WOLINSKI
Ký hiệu tác giả: SE-B
DDC: 238.09 - Lịch sử tín điều
Ngôn ngữ: Việt
Số cuốn: 2

Hiện trạng các bản sách

Mã số: 110LT0000348
Nhà xuất bản: Không rõ
Năm xuất bản: 2006
Khổ sách: 21
Số trang: 378
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 110LT0000349
Nhà xuất bản: Không rõ
Năm xuất bản: 2006
Khổ sách: 21
Số trang: 378
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Đang mượn
» Thêm vào danh sách tác phẩm yêu thích

DẪN NHẬP

Vào hậu bán thế kỷ 19, thể loại lịch sử tín điều được khai sinh ở Đức với những tên tuổi lớn như Seeberg, Loofs, Harnack. Chính từ phía các trường phái thần học Tin lành tự do mà thể loại lịch sử tín điều được khai sinh, ban đầu nhằm chủ đích phê bình khoa tín lý truyền thống của các Giáo hội. Với thời gian, người ta thâu thập được nhiều kiến thức lịch sử và những kiến thức này càng lúc càng phong phú và tinh tế nên đã góp phần làm dịu bớt những phê phán quá vội vàng, đồng thời nhờ đó quan niệm thần học về tín điều cũng thay đổi phần nào. Nhờ vậy sự tiếp cận tính qui phạm của tín điều càng lúc càng cởi mở hơn và được phê bình cách trong sáng hơn và được giải toả khỏi một số những quan niệm cố định vốn chỉ là những phản ứng của sự lo âu sợ hãi. Đặc biệt sự tiếp cận này quan tâm đến quảng cách lịch sử và tái lập sự khác biệt về ngôn ngữ và những thực hành. Nhờ đó người ta đã thực sự ghi nhận nhiều đổi mới. Phía khoa ghi chép lịch sử, người ta thu lượm được nhiều hiểu biết hơn về những tranh luận thần học trong quá khứ, về những lập trường của những trường phái thần học đã góp phần vào việc soạn thảo những tín điều trong Giáo hội, nhờ đó phía khoa giải thích thần học về lịch sử tư tưởng kitô giáo cũng đào sâu nhiều ý nghĩa. Nói chung, trong Giáo hội, lịch sử tín điều không còn là đối tượng của khủng hoảng Trái lại, nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu nghiêm túc về sự phát triển của tín điều, người ta đạt được nhiều hiểu biết, thông cảm lẫn nhau giữa các Giáo hội và ngay trong chính Giáo hội.