NHẬP MÔN THẦN HỌC
Tác giả: PHAN TẤN THÀNH O.P
Ký hiệu tác giả: PH-T
DDC: 230.02 - Tài liệu hỗn hợp về Thần học Ki-Tô Giáo
Ngôn ngữ: Việt
Số cuốn: 3

Hiện trạng các bản sách

Mã số: 110LT0000342
Nhà xuất bản: HV ĐA MINH
Năm xuất bản: 2004
Khổ sách: 21
Số trang: 168
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 110LT0000343
Nhà xuất bản: HV ĐA MINH
Năm xuất bản: 2005
Khổ sách: 21
Số trang: 279
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
Mã số: 110LT0000528
Nhà xuất bản: HV ĐA MINH
Năm xuất bản: 2005
Khổ sách: 24
Số trang: 279
Kho sách: TRUNG TÂM MỤC VỤ
Tình trạng: Hiện có
» Thêm vào danh sách tác phẩm yêu thích

DẪN NHẬP

1. Mục tiêu của lớp Nhập môn thần học

- Giới thiệu bộ môn mới, kéo dài bốn năm trường (học cái gì mà lâu vậy ?)

- Giới thiệu các “phương pháp”, những “dụng cụ làm việc”, để người sinh viên tiếp tục nghiên cứu kể cả sau khi ra trường.

2. Có nhiều đường lối trình bày Nhập môn thần học

- Thánh Tôma Aquinô đã dành chương mở đầu sách “Tổng luận thần học” (Summa Theologica, Pars prima, Quaestio prima) để bàn về đối tượng của khoa này. Việc xác định đối tượng rất quan trọng, nhằm giới hạn vấn đề, tránh những “tản mạn” lạc đề.

- Dần dần, nhiều câu hỏi được thêm vào môn thần học nhập môn, chẳng hạn như : tương quan giữa triết học và thần học (lý trí và đức tin), thần học và khoa học (khoa học thực nghiệm cũng như khoa học nhân văn), phương pháp khảo cứu (diễn dịch hay quy nạp, thuần lý hay thực tiễn).

- Thời nay, chúng ta phải đương đầu với hai thách đố xem ra trái ngược nhau : tính cách duy nhất và đa nguyên của thần học. Một đàng, các sinh viên cần có cái nhìn toàn bộ về thần học, tránh các sự phân mảnh ra nhiều bộ môn thiếu hệ thống mạch lạc ; đàng khác, trước nhu cầu “hội nhập văn hoá”, người ta thấy rằng cần phải diễn tả thần học theo tâm thức và ngôn ngữ địa phương, vì thế phải chấp nhận nhiều thứ thần học chứ không có một thần học chung cho cả nhân loại !